Mọi ý kiến đóng góp vui lòng liên hệ với chúng tôi tại đây:
Gửi liên hệ
Ngôi nhà PhốNgôi nhà Phố
TỤC XIN CHỮ ĐẦU NĂM
Thứ tư - 16/01/2019 09:40
Đã từ lâu, phong tục xin và cho chữ đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong những ngày đầu Xuân. Những nét chữ mềm mại, uyển chuyển chứa đựng trong đó những ước vọng về một năm mới nhiều thuận lợi, may mắn và bình an. Tết Kỷ Hợi sắp đến, các gia đình Việt lại chuẩn bị đi xin chữ về treo trong nhà, mong những điều tốt đẹp nhất đến với mình.
Là một sự kiện văn hóa thường niên nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học của dân tộc, hội chữ cũng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
Bên cạnh hình ảnh quen thuộc của những ông đồ bận áo dài, khăn xếp, hội chữ năm nay cũng có sự xuất hiện của nhiều ông đồ trẻ.
Theo phong tục truyền thống, người dân thường đến xin chữ về treo với hy vọng về một năm mới sức khỏe, bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Tùy vào mục đích và lứa tuổi, người xin chữ sẽ được tư vấn chọn chữ phù hợp.
Thông thường, thanh niên, học sinh thường xin chữ Minh, Trí, Tuệ, Đạt… để tự nhắc nhở bản thân thu nạp kiến thức, cầu thi cử đỗ đạt. Người trung tuổi hay chọn chữ An, Phúc, Đức, Tâm… mong một năm mới nhiều bình an, gia đình hòa thuận…
Bên cạnh chữ Hán - Nôm, các mẫu câu đối, câu chúc bằng chữ quốc ngữ cũng được nhiều người chọn treo bởi tính thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu.
Xưa kia, người cho chữ thường là các ông đồ học rộng, hiểu nhiều hoặc người đỗ đạt cao, nổi tiếng đức độ. Người đi xin chữ cũng mong muốn thông qua chữ sẽ được hưởng may mắn, phúc đức, tài năng của người cho chữ.
Các chữ còn được giữ gìn cẩn thận, đóng khung treo trên tường